Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

[Sức khỏe -VTC News] - 90 phút giải cứu cậu bé khỏi 'vòng kim cô'

(VTC News) - Từ nước xà phòng đến kìm cộng lực đã được sử dụng nhưng các lính cứu hỏa Trung Quốc cần đến 90 phút để lấy chiếc đai ốc khỏi ngón tay cậu bé.


Các lính cứu hỏa Trung Quốc vật lộn 90 phút mới có thể tháo chiếc đai ốc khỏi tay cậu bé


Cưa sắt được đem vào quá trình giải cứu


Hay cho xà phòng vào để bôi trơn


Nhúng tay em bé vào xô xà phòng để dễ lấy ra hơn


Kìm cắt được sử dụng khi một phần chiếc đai ốc đã bị cưa đứt


Thậm chí bấm móng tay cũng được trưng dụng


Kìm cộng lực hơi quá khổ so với ngón tay của em


Lính cứu hỏa cưa chiếc đai bằng cưa sắt


Em bé òa khóc sau khi chiếc đai ốc được tháo ra khỏi tay


[Sức khỏe -2Sao] - Truyện tranh: Tinh yêu thời "củ chuối"

Tình yêu "củ chuối" có nghĩa là tình yêu không phải xuất phát từ trái tim mà là từ... củ chuối.





*

* *













Theo 24h

[Sức khỏe -Phunutoday.vn] - Bí mật đằng sau nhóm máu

(Sức khỏe) - Nhóm máu có liên quan mật thiết đến sức khỏe và tính cách của bạn.

Nhóm máu liên quan sức khỏe

Nhóm máu có thể giúp xác định nguy cơ ung thư, vô sinh và loét dạ dày cũng như dịch tả và sốt rét? Trong nhiều năm, mọi ý tưởng này đã bị gạt bỏ. Nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy nhóm máu có liên quan với bệnh tật.

Sự tiến hóa đã chia con người thành 4 nhóm máu: A, B, AB và O. Khoảng 44% là loại O, 42% là loại A, 10% là loại B và 4% là loại AB. Sự khác nhau giữa các nhóm máu chính là các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và các kháng thể trong huyết tương. Mỗi nhóm máu sẽ phát triển các “hàng rào” bảo vệ khác nhau để chống lại bệnh nguy hiểm chết người và cũng có những điểm yếu riêng.


Trong tháng này, những kết quả từ việc nghiên cứu 1 triệu người trong 35 năm của Viện Karolinska (Thụy Điển) cho thấy: TS Gustaf Edgren nói rằng những người có nhóm A có thể dễ bị nguy cơ ung thư dạ dày do rượu, hút thuốc và sử dụng thuốc không steroid chống viêm. Những người nhóm máu O dễ bị vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng như Helicobacter pylori tấn công.

Tháng 10 năm ngoái, các nhà khoa học Mỹ cho biết nhóm máu của người phụ nữ có thể ảnh hưởng đến cơ hội mang thai. Nghiên cứu với 560 phụ nữ đang điều trị về sinh sản cho thấy những người có nhóm máu O có lượng trứng và chất lượng trứng kém hơn nên nguy cơ khó thụ thai tăng gấp đôi so với bình thường. Phụ nữ có nhóm máu A dường như được bảo vệ tốt hơn so với trứng của họ được tính giảm theo thời gian.

Tháng trước, một nghiên cứu tại Đại học Harvard nhận thấy rằng phụ nữ có nhóm máu AB hay B có nguy cơ tăng phát triển ung thư buồng trứng. Ngoài ra còn có lo ngại rằng AB máu có thể tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp 3 nguy cơ bị tiền sản giật ở thai phụ.

Các nghiên cứu khác cho thấy những người có AB loại và máu B có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn. Trong khi đó, những người có nhóm máu O ít có nguy cơ bị ung thư nhưng lại dễ bị tổn thương hơn những người khác khi gặp vi rút, vi khuẩn gây triệu chứng nôn, tiêu chảy. Và nam giới mang nhóm máu O cũng dễ bị béo phì hơn so với nhóm máu khác.

Nghiên cứu mới nhất về nhóm máu cho thấy người có nhóm máu O có ít nguy cơ bị bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu ĐH Pennsylvania nhận thấy lợi ích này sau khi nghiên cứu khoảng 20.000 người. Nghiên cứu được công bố trên The Lancet cho thấy: hầu hết những người có nhóm máu O và mang gene Adamts7 không có nguy cơ gia tăng nào. TS Muredach Reilly, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết điều này sẽ giúp phát triển các liệu pháp mới cho những người có nguy cơ nhồi máu cơ tim. Các loại thuốc này có thể bắt chước các lợi ích của gene ở những người có nhóm máu O.

Với xu hướng nghiên cứu này, các nhà khoa học hy vọng rằng sẽ sớm có chương trình phòng bệnh, giảm cân theo nhóm máu.

Nhóm máu liên quan đến tính cách


Theo một vài nghiên cứu, những người có nhóm máu khác nhau cũng thể hiện những cá tính khác nhau trong tình yêu.

Nhóm máu A

Bạn bảo thủ, khăng khăng cho mình đúng, khó thay đổi. Bạn rất khó yêu, con tim cứ đóng suốt nên thường thấy cô đơn. Bạn không thích người yêu chưng diện và rất cứng nhắc, khó tha thứ nếu người ấy phạm lỗi.

Nhóm máu B

Bạn là người theo chủ nghĩa cá nhân và quyết đoán. Bạn ích kỷ khi yêu, có thể yêu nhiều người nhưng muốn người ấy chỉ có riêng mình. Bề ngoài, bạn tỏ ra yêu say đắm, nhưng có thể bỏ người ta không thương tiếc. Điểm yếu của bạn là khi đã "chấm" ai thì phải cưới bằng được.

Nhóm máu AB

Bạn hay u sầu, thích tránh xa người khác, lúc nào cũng nhìn đời bằng đôi mắt u buồn. Trong tình yêu, bạn rất dễ bị tổn thương. Người ta có thể vờn bạn như mèo vờn chuột. Người thuộc nhóm máu này thường bị rơi vào tình yêu đơn phương, không lối thoát.

Nhóm máu O

Là người mạnh mẽ, giao thiệp rộng, có duyên giao tiếp và biết cách nói chuyện để thu hút người khác. Bạn yêu sâu sắc, bề ngoài hơi lạnh lùng, kiêu hãnh nhưng bên trong là trái tim nồng cháy, đầy khao khát. Bạn rất chung thủy và cũng ghen đáo để.


[Sức khỏe -iHay.vn] - Chụp ảnh 'tự sướng' có ý nghĩa

(iHay) Tự chụp ảnh rồi tung lên mạng đã là trào lưu lan khắp hang cùng ngõ hẻm trên thế giới mạng nhưng giờ đây sành điệu hơn nữa phải là ảnh tự sướng không trang điểm cho mục đích: gây quỹ từ thiện.


Tổ chức từ thiện Cancer Research UK đã phát động phong trào này tuần vừa rồi, kêu gọi chị em phụ nữ post ảnh tự sướng không trang điểm với hashtag #nomakeupselfie trên mạng xã hội Twitter nhằm quảng bá cho “chiến dịch gây quỹ để nâng cao nhận thức về bệnh ung thư”.

Ngay lập tức, chiến dịch được hưởng ứng nhiệt liệt và chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ đầu tiên tổ chức này đã nhận gần 2 triệu tin nhắn ủng hộ tiền.

Từ Twitter, phong trào “tự sướng có ý nghĩa” cũng nhanh chóng lan sang mạng Facebook với trang No Make Up Selfie for Cancer Awareness. Trang này cũng chỉ trong một vài tiếng đồng hồ đã có gần 300.000 lượt like.

Với cái đà này, số tiền hơn 2 triệu bảng Anh chắc chắn không phải là điểm dừng của chương trình này.

N.H
(theo The Telegraph)


[Sức khỏe -ANTGCT] - Phó giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Bách: Cái tình còn mãi

Thời gian trôi thật là nhanh, thế là đã mười năm kể từ khi bác sĩ Tôn Thất Bách qua đời. Cho tới hôm nay, tôi còn nhớ mãi cú điện thoại đầu tiên sáng ngày thứ bảy 27/3/2004, nhận được từ một người bạn vong niên, anh Trương Xuân Hương, lúc đó đang là Phó Chánh Văn phòng Bộ Y tế (bây giờ anh Hương đã nghỉ hưu): “Anh báo cho em một tin buồn, anh Bách mất rồi em ạ...”. “Sao lại mất? Ở đâu?- “Anh ấy lên Lào Cai để giảng bài về việc chữa bệnh cho người nghèo, sáng nay mọi người tới phòng đánh thức thì thấy anh ấy đã đi rồi... Bây giờ anh phải cùng anh Liêm (đồng chí Trần Chí Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế) lên Lào Cai đưa anh Bách về đây...”.

Thực sự đó đã là một tin choáng váng đối với tất cả mọi người vì ở thời điểm đó, PGS Tôn Thất Bách, đại biểu quốc hội, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, đang trong giai đoạn còn rất sung sức và ấp ủ không ít ý tưởng hữu ích cho tương lai. Nói thực, ở tuổi mới sát lục thập nhưng ngồi với đám trai tứ thập chúng tôi trong những lần gặp gỡ, lắm khi anh Bách còn sôi nổi, nhiệt huyết hơn nhiều...

Cũng phải nói rằng, là một nhà báo, không chuyên về lĩnh vực y tế, tôi không có cơ hội được gặp anh nhiều nhưng tôi luôn coi anh là một trong những người có suy tư gần gụi với mình. Và có lẽ anh cũng có cảm giác tương tự về tôi nên mỗi lần tôi có việc gặp anh, chúng tôi luôn như người quen cũ gặp lại nhau và nói tiếp những điều đau đáu dường như đã bị bỏ dở từ cuộc trò chuyện trước.

Trong con mắt xã hội, PGS. Tôn Thất Bách là một nhân vật nổi tiếng, tài năng và vững chãi. Một vị đại biểu Quốc hội luôn kịp thời đưa ra những ý kiến đóng góp hợp lòng đại chúng. Một quan chức cấp cao của ngành y tế, dù ở cương vị Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội hay Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, lúc nào cũng quan tâm tới những vấn đề của các tầng lớp dưới. Một bác sĩ gia truyền hành nghề xứng đáng với người cha rất đỗi lừng lẫy của mình, cố GS. Tôn Thất Tùng. Anh là người tự biết mình và cũng hiểu đời. Anh từng tâm sự: “Tính mình thẳng, bộc trực nên nhiều khi những câu nói của mình không đúng chỗ, có thể gây hiểu nhầm. Cái thứ hai là tính tự trọng, nó không cho phép mình luồn cúi. Mình biết cái đó để làm sao mình phù hợp với công việc chung. Khi anh làm thì phải thấu hiểu tất cả các điều đó để dung hòa các mối quan hệ”.

Cá nhân tôi thì luôn có cảm giác về anh như một người đàn ông thực chất là đa cảm và lắm suy tư. Anh rất yêu kính ba mình nhưng anh muốn khẳng định anh như một giá trị tự lập. Anh hiểu, mặc dù anh không bao giờ dựa vào hào quang của cố GS. Tôn Thất Tùng, nhưng những gì mà anh đạt được có phần rất quan trọng của hào quang đó: người đời nhìn vào anh khắc nghiệt hơn, nhưng cũng dễ dàng cảm thông hơn. Xét từ góc độ này, mới thấy việc trở về làm Giám đốc Bệnh viện Việt - Đức, từng vô cùng gắn bó, gắn bó một cách máu thịt với cố GS. Tôn Thất Tùng, có ý nghĩa thế nào đối với anh. Anh đã vượt qua không ít khó khăn để về nơi ba anh từng gây dựng cơ đồ với ham muốn, như anh đã tâm sự cùng chúng tôi trong cuộc phỏng vấn cuối cùng cho chuyên mục “Trò chuyện cuối tháng” trên Chuyên đề An ninh thế giới Cuối tháng, vun đắp danh thơm cho “tổ ấm y tế” này bằng cách xác lập một phương thức lao động hợp lý để vừa nâng cao đời sống của chính đội ngũ cán bộ y tế, vừa giảm bớt mọi khó khăn cho người bệnh.


PGS. Tôn Thất Bách và con trai, Tôn Hiếu Anh.

Nhận xong quyết định trở về Bệnh viện Việt Đức, anh đã lặng lẽ tới thắp hương trên mộ của ba anh trong Nghĩa trang Mai Dịch... Nước mắt đã âm thầm chảy trên gò má người đàn ông mà đời vẫn quen nhìn thấy tươi cười, hào sảng. Tâm sự về cha mình, anh nói: “Có nhiều cái cha tôi đã để lại cho tôi: thứ nhất là sự trung thực, trung thực từ những việc nhỏ nhất trở đi cho tới việc nghiên cứu khoa học. Một người làm công tác nghiên cứu khoa học, làm cái việc mổ xẻ mà không trung thực thì không ai có thể phát hiện ra được, và một khi ta đã không trung thực một lần rồi, đã nói dối một lần rồi là ta ngựa quen đường cũ, sẽ nói dối lần thứ hai, thứ ba... và chung cuộc là sẽ đi vào tà đạo. Cái thứ hai cha tôi để lại cho tôi là tính nghiêm khắc, cái này cực kỳ quan trọng, vì nó buộc mình không được thỏa mãn với tất cả những gì mình đạt được. Thứ ba, cha tôi đã giáo dục cho tôi lòng thương yêu con người, điều này tôi nghĩ nói thì dễ nhưng thực sự thể hiện nó trong tâm tư tình cảm và hành động thường ngày thì không dễ. Phải sống sao để ta luôn có sự đồng cảm sâu sắc nhất đối với những người nghèo khổ, đồng cảm và không vụ lợi. Thứ tư, cha tôi dạy tôi sự tự lập, tức là mình phải tự làm mọi thứ của mình ngay từ bé, không dựa dẫm. Bản thân tôi được bố dạy là tự đứng trên đôi chân của mình. Đó là những ấn tượng sâu sắc của tôi về cha mình ngoài tài năng mổ xẻ của cụ...”.

Sinh thời, là một lãnh đạo mang trọng trách trong ngành, PGS. Tôn Thất Bách không khỏi có những băn khoăn về phẩm hạnh của đội ngũ cán bộ y tế hiện nay. Anh từng tâm sự: “Ngành y mặc áo trắng nhưng bây giờ cái áo ấy nhiều chỗ bị hoen rồi. Chúng tôi chữa khỏi bệnh, nếu người bệnh tri ân tặng cho cái gì đó thì cũng có thể chấp nhận, nhưng nếu lấy công việc của mình ra làm thứ để mặc cả với người bệnh thì đấy là điều sỉ nhục lớn nhất đối với ngành y. Tôi biết chuyện này báo chí đã nói giúp nhiều rồi nhưng tôi nghĩ, nếu có thể, báo chí nên đưa thẳng tên họ, địa chỉ cụ thể người phạm lỗi, và trong những trường hợp cần thiết có thể đăng tải nói đi nói lại về một tình huống nào đó. Một sai phạm đã xảy ra cần được nhìn trên nhiều góc độ, để rút kinh nghiệm chung giúp những người khác không mắc phải nữa, điều đó sẽ tốt hơn là chỉ tập trung xử lý một cá nhân. Nói cho cùng, xử lý con người để loại bỏ người ta thì rất dễ, khó là làm sao từ những chuyện không hay đã xảy ra, chúng ta tự đặt ra cho mình các câu hỏi về thiết bị, con người, tổ chức, cơ chế... và cùng nhau tìm giải pháp tháo gỡ...

Điều nữa tôi muốn nói, cần phải làm sao để chúng ta thuyết phục được người bệnh không chấp nhận sự tiêu cực, bởi vì tôi cũng biết là có rất nhiều người bệnh cứ đến đưa tiền trước cho bác sĩ. Gặp bác sĩ tốt trả lại thì có khi người ta lại nghĩ, hay là anh này chê ít, và người ta lại mang tới nhiều hơn. Cần kiên quyết không để xảy ra hiện tượng biếu xén trước khi nhập viện. Chúng ta đừng biến nét đẹp của người Việt Nam là sau khi ra viện có quả trứng, con gà, điếu thuốc, thậm chí bây giờ là phong bì, chai rượu để biếu bác sĩ hay y tá lại trở thành hiện tượng được coi là tệ nạn, tiêu cực. Đó là chuyện để cho người ta cảm ơn, và đừng để cho người ta biến cái cảm ơn đó thành chuyện mua bán...”. Anh đã rất tỉnh táo khi nhìn nhận vấn đề không đơn giản này: “Chế độ đãi ngộ cho ngành y hiện nay quá bất cập. Nhưng có những ông bác sĩ xe ôtô có rồi, nhà lầu ngất ngưởng rồi mà vẫn tiêu cực. Như vậy đâu có phải là vì cuộc sống khó khăn? Chúng ta phải tách cái này cho hợp lý: vấn đề thứ nhất là phải bảo đảm đời sống tối thiểu của người cán bộ y tế, ít ra là như vậy. Điều này khi chúng tôi lên miền núi, đi về các buôn, các xã mới thấy, thậm chí các em học các trường dân tộc nội trú không muốn đi học ngành y vì các em nói rất đơn giản: học thì dài và khó, lương ra trường thì thấp, làm việc thì vất vả. Còn cái thứ hai, về việc chống tiêu cực thì quan điểm của tôi là, hiện nay đó là vấn đề của tất cả các cơ quan công quyền làm việc với dân chứ không phải riêng ngành y. Tôi nghĩ, ở đây cần một giải pháp lớn, và ngành y tế cũng là một phần trong đó, thế còn trong lúc chúng ta vẫn để cho các ngành khác có tiêu cực như vậy mà không tập trung ráo riết giải quyết thì khó có thể đưa ngành y tế đi lên được...”.

Còn nhớ, trong lần gặp gỡ cuối cùng khi PGS. Tôn Thất Bách còn sống, trước câu hỏi: “Cho đến lúc này anh có hài lòng với tất cả các đoạn đời đã qua của mình không? Hay còn điều gì muốn làm mà vẫn chưa làm được?”, anh đã trả lời: “Đến cái tuổi này người ta bao giờ cũng ước ao quay lại tuổi trẻ từ đầu với những kinh nghiệm mình đã có. Nhưng với riêng tôi, đối với những việc mình làm được, gọi là thỏa mãn thì không, nhưng mà mình cảm thấy hài lòng. Vì sao? Vì mình được mọi người quý mến. Tôi nghĩ, đấy là một niềm hạnh phúc. Còn những việc mình vẫn chưa làm được, mình để lại cho thế hệ trẻ làm tiếp, không nên sốt ruột...”.

Đã mười năm trôi qua khi PGS. Tôn Thất Bách về cùng thế giới bên kia nhưng những ký ức tốt đẹp về anh vẫn còn tươi rói trong lòng đồng nghiệp, bạn bè và những người thân. Con trai anh, nhà thiết kế thời trang Tôn Hiếu Anh, khi nhắc về cha mình, vẫn còn bổi hổi: “Lúc sinh thời, bố tôi chỉ mong ước con trai mình sống có trách nhiệm với bản thân mình. Tôi cảm thấy tôi đang làm được điều đó và như thế tôi thấy bố tôi mãn nguyện rồi. Ai chẳng muốn mình giàu có nhưng tôi nhận thấy thiên thời - địa lợi - nhân hòa không có, hay phước phận may mắn đó không dành cho mình, thì cũng phải vui vẻ sống cách khác. Theo tôi nhìn nhận dù có trong người máu rồng hay máu phượng thì cũng chỉ cần sống sao cho đáng sống. Sống có lý tưởng, có ước mơ là điều tôi quan tâm. Gia đình là nơi yên ấm nhất của mình dù mình có là ai. Đã là gia đình thì mọi người sẽ hiểu nhau nhất. Vì lẽ đó, tôi chưa bao giờ miễn cưỡng buộc mình làm việc gì mà mình không thích. Sống cho mình và chăm sóc bố mẹ mới là phận sự của kẻ làm con. Bố mẹ không thể sống hộ tương lai của mình nên bố mẹ luôn ủng hộ các quyết định của tôi. Chính vì vậy nhiệm vụ mà gia đình tôi đặt ra cho tôi chỉ là: Không vi phạm pháp luật và có trách nhiệm với bản thân, và điều đó còn hơn là công thành danh toại...”.

Khi nhắn tôi nhớ tới dự lễ tưởng niệm lần thứ 10 PGS. Tôn Thất Bách, tổ chức ở nhà nghỉ cuối tuần của gia đình anh trên Xuân Mai ngày chủ nhật 23-3-2014, anh Đỗ Hán, một cựu chiến binh Quảng Trị, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội (giúp việc cho anh Bách), nguyên Chánh Văn phòng Bộ Y tế, đã gửi kèm những câu thơ: “Anh đi xin gửi gió theo/ Gió mang hương của đất nghèo mẹ cha/ Xin đừng quên nhé tháng Ba/ Dẫu xa xôi mặt chẳng nhòa nhạt hương...”. Đúng thật, những con người tài đức vẹn toàn như PGS. Tôn Thất Bách thì dù đã đi xa vẫn lưu lại trong lòng hậu thế cái tình không thể bao giờ phai nhạt...


[Sức khỏe -24h.com.vn] - 9 đám cưới đặc biệt của những cặp song sinh

Trên thế giới những cặp đôi song sinh giống nhau khá hiếm, nhưng chuyện cặp đôi song sinh này kết hôn với cặp đôi song sinh khác lại càng hiếm thấy. Thậm chí, họ còn chung sống cùng nhau và chăm sóc lẫn nhau dưới một mái nhà mà chính người thân của họ cũng không thể phân biệt được.

Theo thống kê dân số, trên toàn thế giới chỉ có khoảng 250 cặp đôi song sinh giống nhau. Song chuyện hai anh em song sinh kết hôn với hai chị em song sinh quả là “không tưởng” đối với nhiều người. Thậm chí, các nhà khoa học cũng không thể lý giải nổi vì sao các cặp đôi song sinh lại có sức hút lẫn nhau rất mãnh liệt. Họ yêu nhau và hầu như đều tổ chức đám cưới vào cùng 1 ngày và chung sống với nhau dưới một mái nhà.

Sự giống nhau đến từng milimet khiến người thân của họ luôn cảm thấy “choáng váng” và hầu như không tìm được điểm khác biệt nào giữa hai anh em hay hai chị em. Nhiều người còn lo ngại rằng, không biết họ có thể nhận ra đâu là vợ/chồng mình và đâu là anh/chị/em dâu rể của mình hay không.


Cặp vợ chồng Barbi Kantor và Cheryl Goldenberg cùng vợ chồng hai người em là Bruce và Barry Goldenberg đã kết hôn trong cùng một ngày trước sự ngỡ ngàng của nhiều khách mời. Họ là hai cặp anh chị em song sinh giống như hai giọt nước và cùng kết hôn và chung sống trong cùng một mái nhà.


Hai chị em Ginna và Gaylen Glasscock, đều 22 tuổi và cùng hẹn hò với hai anh em sinh đôi là Erich và Nicholas Schmidt, cùng 23 tuổi tại trường Đại học Abilene Christian. Sau ba năm hẹn hò, hai an hem Nicholas và Erich đề nghị hai chị em và cũng là bạn gái của họ kết hôn vào cùng một ngày.

Trong lễ cưới của họ có một số khác biệt nhằm giúp bạn bè của họ phân biệt được hai cặp đôi khác nhau. Gaylen và Nicholas bắt đầu bước vào lễ đường vào lúc 4h chiều với phù dâu mặc váy màu vàng, còn Ginna và Erich bước vào nhà thờ từ 5h30 chiều với phù dâu mặc váy màu hồng. Và hoa cầm tay của cô dâu cũng tương ứng với màu váy của phù dâu nhằm tạo sự khác biệt trong lễ cưới.


Hai cặp sinh đôi này đã tổ chức một buổi lễ liên đám cưới tại thành phố Pechora, Nga dưới sự ngạc nhiên của nhiều bạn bè và người thân. Hai anh em Alexei và Dimitry Semyonov đều quyết định cưới cặp chị em sinh đôi Lilia và Liana.

Mẹ chú rể cho biết: “Tôi có thể nhận ra đâu là cậu anh, đâu là cậu em song tôi không thể xác định được sự khác biệt giữa hai cô con dâu”. Ngay cả người trong cuộc cũng chia sẻ rằng, đôi khi họ không thể phân biệt được đâu là đối phương.

Hai anh em Semyonov gặp chị em Lilia và Liana khoảng một năm trước trong một bữa tiệc khiêu vũ ở một CLB tại thành phố St Petersburg.


Nhiều người dân rất băn khoăn khi thấy một nhà hàng cực kỳ bận rộn luôn được hoạt động suốt 21h đồng hồ chỉ với một cặp vợ chồng Trung Quốc. Thực ra, nhà hàng này được điều hành bởi hai cặp vợ chồng song sinh giống hệt nhau.

Người dân địa phương đã đặt biệt danh cho quán là “nhà hàng Robot” với sự điều hành của hai cặp vợ chồng sinh đôi giống hệt nhau hoạt động từ 6h sáng hôm trước cho tới 3h sáng ngày hôm sau.

Một nhà báo của Morning Post đã phỏng vấn chủ nhà hàng và phát hiện ra sự thật. Nhà hàng này thuộc về hai anh em sinh đôi. Họ đã kết hôn với cặp chị em song sinh giống hệt nhau ở thị trấn từ ba năm trước và cùng chuyển tới nhà hàng này làm việc. “Nhiều thực khách luôn cho rằng chúng tôi làm việc quá sức và giống như một chú robot không biết nghỉ ngơi. Họ không hề biết rằng, thực ra chúng tôi có 4 người cùng phục vụ cho nhà hàng này”, Mao Zhanghua, người anh trai 32 tuổi cho biết.


Hai cặp vợ chồng sinh đôi Mandy và chồng Kris Westerman, 26 tuổi, Brandy và chồng Daniel Laman đã cùng tổ chức đám cưới chung vào tháng 5/2008 và cùng đi hưởng tuần trăng mật chung tại Jamaica.

Họ cùng sống chung trong một ngôi nhà và tất nhiên, các đồ dùng và thiết kế nội thất đều giống hệt nhau, cùng chia sẻ kế hoạch trong cuộc sống với nhau. Từ những chiếc ghế sofa màu be, ghế phụ, màu sơn tường phòng ngủ… tất cả đều giống hệt nhau và rất khó phân biệt được đâu là phòng của người này, người kia. Tuy nhiên, với họ điều đó lại cực kỳ dễ dàng và không quá khó để phân biệt được.


Hai vợ chồng Donald và Louise Ratsczak chụp hình chung cùng hai vợ chồng song sinh Lucile và Arnold Ratsczak vào năm 1958. Họ là hai cặp song sinh anh chị em giống hệt nhau và cùng kết hôn trong một ngày.


Một cặp song sinh giống hệt nhau đang ăn mừng ngày kỷ niệm đám cưới kim cương của họ và tất nhiên họ tổ chức cùng một ngày lễ. Vợ chồng Frank Sinton và Irene Evans kết hôn vào năm 1947, người em trai của ông là Roy cũng đề nghị bạn gái là Joyce cùng kết hôn vào ngày với anh trai mình. Hiện tại, cả hai cặp vợ chồng song sinh đã 83 tuổi và đang ăn mừng cuộc sống hôn nhân hạnh phúc của họ sau 60 năm chung sống.


Hai anh em sinh đôi giống hệt nhau đã kết hôn với hai chị em sinh đôi cũng giống hệt nhau trong một lễ cưới chung ở Trung Quốc. Hai cặp vợ chồng, từ thị trấn Binhai, trông rất giống nhau và người ngoài rất khó có thể phân biệt được họ. Yang Kang, 23 tuổi, đã gặp và đem lòng yêu một trong hai chị em là Zhang Lanxiang, khi cùng làm việc chung tại Vô Tích. Sau đó, họ phát hiện ra hai người còn lại là anh chàng Yang Jian và chị Giang Juxiang đã phải lòng nhau trong buổi lễ đính hôn của họ.

Và lẽ dĩ nhiên, một đám cưới nữa cũng được lên kế hoạch và tổ chức cùng ngày với người anh. Trong ngày cưới, hai anh em đã để hai kiểu tóc khác nhau trong khi hai chị em cô gái diện váy màu khác nhau để mọi người có thể phân biệt được họ.


Một cặp vợ chồng song sinh rất khó phân biệt vì sở hữu ngoại hình cực kỳ giống nhau.


[Sức khỏe -Thanh Niên] - Cơ trưởng chuyến bay MH370 mất tích có 'bệnh lý tâm thần'

(TNO) Con gái và vợ của Zaharie Ahmad Shah, cơ trưởng chuyến bay MH370, cho biết vị phi công 53 tuổi này có thể bị rối loạn cảm xúc, một loại bệnh lý tâm thần.


Cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah (trái) và cơ phó Fariq Abdul Hamid - Ảnh: Facebook/Twitter

Theo tờ Daily Mail (Anh) ngày 29.3, cảnh sát hiện vẫn tiếp tục điều tra những hành vi của cơ trưởng Zaharie trước khi ông lên chuyến bay MH370.

Được biết, vợ chồng ông Zaharie vẫn đang sống chung, chưa làm thủ tục ly dị, nhưng trước đó, bà vợ đã lên tiếng muốn ly hôn với chồng.

Bà Faizah Khanum Mustafa Khan, vợ của ông Zaharie, nói với các điều tra viên rằng ông Zaharie đã không nói chuyện với bà trong nhiều tuần trước khi lên chuyến bay MH370. Ông Zaharie thường ở một mình, sống khép kín trong căn phòng mà ông có xây dựng một hệ thống bay giả lập.

“Tôi phát hiện chồng tôi lạnh nhạt và khó hiểu”, bà Faizah nói về những biểu hiện của ông Zaharie trước khi ông bay chuyến bay MH370.

Con gái ông Zaharie, Aishah Zaharie (28 tuổi), cho biết trong những lần nói chuyện cuối cùng với cha trước ngày 8.3, cô phát hiện ông Zaharie "có sự thay đổi", theo Daily Mail.

“Ông ấy không còn là người cha mà tôi yêu mến. Cha tôi dường như có tâm lý bất ổn và lạc lõng trong thế giới riêng của ông ấy”, Aishah nói.

Trong quá trình thẩm vấn với cảnh sát, bà Faizah, gặp ông Zaharie khi bà mới 16 tuổi, bị ngất vài lần và khẳng định chồng bà không lái máy bay tự sát. “Thật không công bằng khi đổ hết trách nhiệm cho chồng tôi”, bà Faizah nói.

Aishah cho biết ông Zaharie đã tâm sự với cô về cuộc hôn nhân rạn nứt không thể cứu chữa.

Ông Zaharie còn hỏi Aishah rằng cô sẽ cảm giác như thế nào nếu ông và mẹ cô ly dị, Aishah nói với các điều tra viên.

Aishah khuyên cha cô đến gặp các vị bô lão Hồi giáo để được tư vấn về hôn nhân, nhưng ông không đồng ý. Aishah nói cô không biết rõ liệu có một người phụ nữ khác trong cuộc đời của cha cô hay không.

Hai đứa con trai của ông Zaharie cho biết ông đã không nói chuyện với họ nhiều tuần trước khi lên chuyến bay MH370, mặc dù họ sống chung nhà, ở gần sân bay quốc tế Kuala Lumpur.

Tuy nhiên, cả ba người con của ông Zaharie tin rằng cha họ không lái chiếc máy bay số hiệu MH370 để tự sát.

Cảnh sát thẩm vấn người thân gia đình ông Zaharie và họ xác nhận ông này không gặp bất kỳ khó khăn nào về tài chính.

Một phi công, bạn thân lâu năm của cơ trưởng Zaharie, cho biết ông Zaharie có "tâm lý bất ổn", đau khổ và suy sụp vì vợ đòi ly dị và trục trặc tình cảm với một người phụ nữ khác, nên có thể đã lái máy bay đâm xuống biển tự sát, theo tờ The New Zealand Herald (New Zealand) vào ngày 26.3.

Công tác tìm kiếm MH370 tiếp tục trong ngày 30.3.

Phúc Duy